image banner
Tân Hưng triển khai Kế hoạch Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025
Lượt xem: 6

Nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị gắn với nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân. Hỗ trợ các cơ sở tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tái cơ cấu về tổ chức, hoàn thiện sản phẩm và xúc tiến thương mại sản phẩm, tạo điều kiện để các cơ sở phát triển ổn định bền vững.

Với chỉ tiêu phấn đấu trong năm 2025 đề nghị tổ chức thẩm định công nhận ít nhất 04 sản phẩm OCOP đạt từ 03 sao cấp huyện trở lên. Sản phẩm: Gồm các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị văn hóa, lợi thế của địa phương; đặc biệt là các sản phẩm đặc sản ở địa phương, dịch vụ du lịch dựa trên các thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu. Trọng tâm nhóm thực phẩm: Nông, thủy sản tươi sống; nông, thủy sản sơ chế, chế biến và các thực phẩm khác. Trong Qúi I/2025, UBND huyện Tân Hưng đã ra quyết định công nhận 05 sản phẩm khô cá của hộ kinh doanh đạt chuẩn OCOP 3 sao, tính đến nay toàn huyện có 16 sản phẩm đạt chuẩn OCCOP 3 sao.

Anh-tin-bai

Khô cá chốt của hộ kinh doanh Đỗ Thị Ngân, thị trấn Tân Hưng được huyện công nhận sảp phẩm OCOP 3 sao

Để thực hiện tốt nội dung Kế hoạch, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện, xã và bộ máy tham mưu giúp việc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đồng bộ, hiệu quả. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) bằng nhiều hình thức như: Thông qua các buổi Hội nghị cấp huyện, xã và các phương tiện truyền thông (hệ thống truyền thanh từ huyện đến cơ sở,...); cấp phát video clip, tờ bướm, cẩm nang giới thiệu các sản phẩm OCOP và sản phẩm tiềm năng OCOP…

Tổ chức cho cán bộ phụ trách và các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia các lớp tập huấn do tỉnh tổ chức về kiến thức như: Các bước triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); Bộ Tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm; cách thức xây dựng Kế hoạch sản xuất kinh doanh; xây dựng Kế hoạch tài chính; phương pháp phát triển, cải tiến sản phẩm; thiết kế, hoàn thiện bao bì, nhãn mác hàng hóa; tem truy xuất nguồn gốc; xây dựng câu chuyện sản phẩm,...Tiếp tục giới thiệu, hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia Hội chợ OCOP trong và ngoài tỉnh để quảng bá sản phẩm.

Trách nhiệm trong việc thực hiện tổ chức đánh giá, đề nghị xếp hạng và công nhận sản phẩm OCOP. Các xã, thị trấn: Rà soát các sản phẩm đặc trưng trên địa bàn quản lý, thông tin đến các chủ cơ sở sản xuất liên hệ Phòng Nông nghiệp và Môi trường để được hướng dẫn thủ tục đề nghị xếp hạng và công nhận sản phẩm OCOP. Phòng Nông nghiệp và Môi trường: Tiếp nhận, hướng dẫn các chủ cơ sở hoàn thiện Phiếu đăng ký sản phẩm và Kế hoạch kinh doanh; tổ chức đánh giá sản phẩm theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tại Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tham mưu UBND huyện đề nghị Hội đồng thẩm định huyện tổ chức đánh giá, xếp hạng, công nhận và trao Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 03 sao, nếu sản phẩm đạt từ 04 sao trở lên thì đề nghị tỉnh tổ chức đánh giá phân hạng cho sản phẩm.

Bảo Trân
THÔNG BÁO
 
BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
THƯ VIỆN ẢNH