Bạch hầu là gì?
Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan manh qua đường hô hấp và có thể bùng phát thành dịch!
Là một bệnh nhiễm trùng - nhiễm độc, do trực khuẩn Corynaebacterium diptheriae gây nên;
Những ai thường mắc bệnh Bạch hầu? trẻ em < 15 tuổi. Người chưa có miễn dịch đối với bệnh bạch hầu: chưa tiêm ngừa vaccin bạch hầu; tiêm chưa đủ mũi …
Bệnh có thể điều trị không?
Bệnh Bạch hầu có thể bằng kháng sinh và kháng độc tố (SAD).
Và bệnh Bạch hầu có thể dự phòng bằng tiêm vaccin
Triệu chứng của bệnh Bạch hầu là gì?
Có 3 thể bệnh: Bạch hầu họng ; Bạch hầu ác tính; Bạch hầu thanh quản
Có 3 thể bệnh
* Bạch hầu họng
- Ủ bệnh: 2-5 ngày bệnh nân không có triệu chứng gì ( nhưng vẫn có thể lây lan cho người tiếp xúc)
- Khởi phát:
+ Sốt 37.5- 38oC, đau họng, sổ mũi một bên hoặc hai bên, có thể có lẫn máu, da hơi xanh, mệt mõi, ăn uống kém..
+ Khi khám họng: có giả mạc lan tràn ở một bên hoặc 2 bên a-my-dan; trường hợp nặng giả mạc lan trùm lưỡi gà và màn hầu. Giả mạc lúc đầu trắng ngà, sau ngả màu hơi vàng nhạt, dính chặt vào niêm mạc, bóc tách gây chảy máu, nếu bóc tách thì vài giờ sau mọc lại rất nhanh; giả mạc dai, không tan trong nước, niêm mạc quanh giả mạc bình thường.
- Hạch góc hàm sưng đau. Bệnh nhân sổ mũi nhiều, nước mũi trắng hoặc lẫn mủ.
* Bạch hầu ác tính:
- Có thể xuất hiện sớm ngày 3-7 ngày đầu của bệnh. Bệnh cảnh nhiễm trùng nhiễm độc nặng sốt cao 39-40oC, giả mạc lan rộng, khắp hầu họng và môi.
- Hạch cổ sưng to biến dạng dẫn đến hình cổ bạnh, có nhiều biến chứng sớm viêm cơ tim, suy thận và tổn thương thần kinh.
* Bạch hầu thanh quản
- Ít gặp bạch hầu thanh quản đơn thuần, thường là bạch hầu họng-thanh quản.
- Bệnh cảnh lâm sàng bao gồm: viêm thanh quản cấp (ho ông ổng, khàn tiếng, khó thở chậm thì hít vào, có tiếng rít thanh quản) giai đoạn muộn sẽ dẫn đến ngạt thở.
Bệnh Bạch hầu có thể gây các biến chứng nguy hiểm, có nguy cơ tử vong rất cao như: Viêm cơ tim; Viêm thận; Liệt thần kinh; Tắc nghẽn đường hô hấp và gây tử vong trong vòng 6-10 ngày.
Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
· Đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch và đầy đủ.
· Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch.
· Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
· Súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng.
· Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nhà trẻ, lớp học.
· Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
· Người mắc bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Hãy cho trẻ đi tiêm chủng đúng lịch và đầy đủ để phòng tránh bệnh bạch hầu.
Lịch tiêm chủng vắc xin bạch hầu trong chương trình Tiêm chủng mở rộng
Mũi thứ 1: khi trẻ 2 tháng tuổi
Mũi thứ 2: sau mũi thứ nhất 1 tháng tuổi
Mũi thứ 3: sau mũi thứ hai 1 tháng tuổi
Mũi thứ 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi.
.