Tân Hưng thực hiện tốt mô hình “Xã an toàn về an ninh nông thôn, đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, gắn với Huyện ủy viên phụ trách”
Tuy nhiên, tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn huyện từng lúc, từng nơi còn diễn ra phức tạp; tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội có xu hướng tăng, manh động hơn; bọn tội phạm hoạt động với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt,… việc thực hiện Tiêu chí số 19 về “Quốc phòng và An ninh” trọng tâm là thực hiện nội dung chỉ tiêu 19.2 tại một số xã chưa đảm bảo đạt các chỉ tiêu theo yêu cầu, do tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội tăng chưa được kiềm chế, ảnh hưởng đến lộ trình xây dựng xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới trên địa bàn huyện, kết quả thực hiện tiêu chí 19.2 trước khi thực hiện mô hình chỉ có 05/11 xã đạt (trong đó các xã còn lại không đạt chủ yếu do tình hình phạm pháp hình sự tăng).
Trước thực trạng trên, nhằm huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa và tấn công trấn áp các loại tội phạm, góp phần kiềm chế, đẩy lùi tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo sự ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo huyện, các đồng chí Huyện ủy viên phụ trách địa bàn xã trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự, công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tại cơ sở, từ đó tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, định hướng chỉ đạo đề ra các chủ trương, biện pháp góp phần xây dựng xã thực hiện đạt các Tiêu chí trong Bộ Tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương.
Trên cơ sở Kế hoạch số 86/KH-CAT-PV05 ngày 12/02/2021 của Công an tỉnh, Ban Thường vụ Huyện ủy Tân Hưng ban hành Công văn số 211-CV/HU ngày 08/4/2021 về việc thực hiện mô hình “Xã an toàn về an ninh nông thôn, đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, gắn với Huyện ủy viên phụ trách” trên địa bàn huyện, trong đó phân công các đồng chí Huyện ủy viên chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện mô hình, gắn với lĩnh vực, địa bàn phân công phụ trách; UBND huyện triển khai Kế hoạch số 998/KH-UBND ngày 26/4/2021 về xây dựng thực hiện mô hình; quyết định thành lập mô hình, thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện mô hình huyện (gồm 15 đồng chí, do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng Ban), quyết định Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và quy chế hoạt động mô hình đảm bảo. Để mô hình triển khai có trọng tâm, trọng điểm huyện chọn xã Vĩnh Đại, Vĩnh Bửu làm điểm triển khai thực hiện mô hình trong năm 2021. Trong đó, UBND huyện đã chỉ đạo, giao Công an huyện (Thường trực Ban chỉ đạo huyện) phối hợp Ban chỉ đạo xã Vĩnh Đại, Vĩnh Bửu tổ chức, triển khai thực hiện, đồng thời hàng năm đối với các xã được chọn xây dựng nông thôn mới đều được tập trung thực hiện đạt các tiêu chí, trọng tâm là tiêu chí số 19.2 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới góp phần nâng số lượng xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn huyện, kết quả đến nay đã có 05/11 xã (xã Vĩnh Thạnh, Hưng Thạnh, Vĩnh Châu B, Vĩnh Đại, Vĩnh Lợi) được quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Để mô hình thực hiện đạt hiệu quả, huyện đã đề ra các nội dung trọng tâm như: Tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, của tỉnh, huyện về công tác đảm bảo an ninh, trật tự và công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, trọng tâm là: Kết luận số 44-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”; Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025; Chỉ thị số 06/CT-BCA-C41 ngày 20/10/2016 của Bộ Công an về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn; Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 05/8/2024 của UBND tỉnh Long An ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Long An giai đoạn 2021 - 2025, góp phần xây dựng xã an toàn về an ninh nông thôn, thực hiện đạt các Tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Công an huyện tăng cường mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội; triển khai đồng bộ các giải pháp, biện pháp phòng ngừa đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật. Thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu của Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngành Công an quy định đối với công tác phòng, chống tội phạm, góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kéo giảm tội phạm về trật tự xã hội ít nhất 05% so với năm trước và không để xảy ra cháy, nổ lớn. Tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đạt trên 80% số xã đạt nội dung chỉ tiêu 19.2, trong đó tập trung đối với các xã trong lộ trình xây dựng nông thôn mới của huyện.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, đoàn thể huyện, cấp ủy, chính quyền các xã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết tốt đơn khiếu nại tố cáo, kiến nghị phản ánh, các mâu thuẫn, tranh chấp khiếu kiện trong nội bộ nhân dân, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người kéo dài gây mất an ninh, trật tự tại địa phương; hàng năm, các cấp từ huyện đến xã, ấp giải quyết trên 80% đơn khiếu nại tố cáo, kiến nghị phản ánh, các mâu thuẫn, tranh chấp khiếu kiện trong nội bộ nhân dân, không để tồn đọng, kéo dài gây mất an ninh, trật tự địa phương, nhằm xây dựng xã an toàn về an ninh nông thôn.
Thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ các cấp; phân công từng thành viên Ban chỉ đạo phụ trách địa bàn từng xã, ấp nhằm tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện tại cơ sở. Định kỳ hàng tháng từng thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ huyện, phối hợp các đồng chí Huyện ủy viên phụ trách địa bàn tiến hành kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện mô hình, công tác đảm bảo an ninh, trật tự, công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, gắn với việc triển khai thực hiện các Tiêu chí trong Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới đối với cơ sở, từ đó tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các Tiêu chí của từng địa phương, kịp thời tham mưu Huyện ủy, UBND huyện định hướng chỉ đạo đề ra các chủ trương, giải pháp tập trung thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Tiêu chí theo lộ trình xây dựng xã nông thôn mới của huyện, phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội địa phương.
Công an huyện chủ động phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các đoàn thể huyện triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung Chương trình phối hợp liên tịch về công tác phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Thường xuyên đổi mới về nội dung, hình thức tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm và biện pháp phòng ngừa để giúp cán bộ, người dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa phát hiện, tố giác tội phạm.
Qua 3 năm triển khai thực hiện mô hình “Xã an toàn về an ninh nông thôn, đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, gắn với Huyện ủy viên phụ trách” trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả khả quan. Từ khi triển khai thực hiện mô hình hàng năm có trên 80% số xã đạt chỉ tiêu 19.2 trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, đặc biệt đối với các xã được chọn xây dựng xã nông thôn mới đều được thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện mô hình cùng với các đồng chí Huyện ủy viên phụ trách địa bàn phối hợp địa phương thực hiện hiệu quả công tác triển khai, thực hiện các tiêu chí nông thôn mới và cuối năm được UBND tỉnh quyết định công nhận xã nông thôn mới, cụ thể: Đối chiếu theo quy định Hướng dẫn số 06/HD-BCA-V05 ngày 29/3/2022 của Bộ Công an về việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu về an ninh, trật tự đối với xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025 (nay là Hướng dẫn số 04/HD-BCA-V05 ngày 18/3/2024 của Bộ Công an) năm 2021 chọn xã Vĩnh Đại xây dựng xã nông thôn mới (kết quả thực hiện tiêu chí 19.2 đạt, tình hình số vụ xâm phạm trật tự xã hội, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông không xảy ra); năm 2022 chọn xã Vĩnh Lợi xây dựng xã nông thôn mới (kết quả thực hiện tiêu chí 19.2 đạt, tình hình số vụ xâm phạm trật tự xã hội giảm 00/01 vụ, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông không xảy ra); năm 2023 chọn xã Vĩnh Bửu xây dựng xã nông thôn mới (kết quả thực hiện tiêu chí 19.2 đạt, tình hình số vụ xâm phạm trật tự xã hội giảm 01/02 vụ, tai nạn giao thông kiềm chế 1/1 vụ, tệ nạn xã hội không xảy ra); năm 2024 kết quả xã Thạnh Hưng, xã Vĩnh Châu A thực hiện đạt tiêu chí số 19.2 (cả 02 xã số vụ xâm phạm trật tự xã hội giảm 00/01 vụ, tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông không xảy ra). Kết quả thực hiện Thông tư số 124/2021/TT-BCA ngày 28/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an Quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”, kết quả cuối năm xét đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” đối với ấp đạt trên 90% và 100 xã (11/11 xã) được quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”.
Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp, sát với tình hình thực tế; tổ chức tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm và biện pháp phòng ngừa để giúp cán bộ, người dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa phát hiện, tố giác tội phạm, kết quả tổ chức tuyên truyền được 1.704 cuộc 44.859; tuyên truyền cá biệt được 384 lượt; tuyên truyền qua nhóm zalo; kết hợp Facebook được 144 tin bài, kết hợp 45 file MP3; tuyên truyền trong cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục 23 cuộc, có 4.128 lượt cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên, người lao động tham gia (nội dung tuyên truyền về công tác đảm bảo ATGT; công tác PCCC); tuyên truyền thông qua Chuyên đề ANTT-ATGT phát trên hệ thống Truyền thanh từ huyện đến cơ sở 156 kỳ, phát sóng 312 lần (vào chiều thứ Hai và phát lại vào sáng thứ Ba hàng tuần); tuyên truyền bằng loa lưu động được 564 lượt trên địa bàn xã, thị trấn, nội dung tuyên tuyền về phương thức hoạt động của các loại tội phạm và biện pháp phòng ngừa,... tổ chức hoạt động tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chửa cháy và cứu nạn, cứu hộ, ATGT tại các điểm trường học với sự tham gia 2.250 là cán bộ, công chức, giáo viên, người lao động và Nhân dân,.... Xây dựng 36 bài tuyên truyền về phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và biện pháp phòng ngừa.
Hàng năm, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Công văn phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, các đồng chí Huyện ủy viên, Thành viên Ban Chỉ đạo huyện tham dự, động viên và chỉ đạo Ngày hội trên địa bàn các xã, thị trấn và trong khối cơ quan, cơ sở giáo dục; UBND huyện ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn huyện, đồng thời chọn 01 cấp xã, 01 khối cơ quan làm điểm tổ chức Ngày hội cấp huyện mời lãnh đạo tỉnh về dự chỉ đạo, động viên Ngày hội của địa phương. Việc tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ tại địa phương đảm bảo theo đúng nội dung, chương trình chỉ đạo của tỉnh, hướng về cơ sở thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia…Nhìn chung, các đồng chí Huyện ủy viên phụ trách địa bàn xã, thành viên Ban chỉ đạo huyện luôn quan tâm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn địa phương về công tác đảm bảo ANTT, công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, thực hiện các Tiêu chí trong Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa và tấn công trấn áp các loại tội phạm, đảm bảo sự ổn định về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, góp phần thực hiện đạt lộ trình xây dựng xã Nông thôn mới đã đề ra.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là: Công tác theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện mô hình tại cơ sở chưa thường xuyên; công tác tuyên truyền trong toàn thể cán bộ, Nhân dân trên địa bàn về công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các Tiêu chí trong Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới chưa thật sự sâu rộng; lực lượng Công an cấp xã đôi lúc chưa chủ động làm tốt công tác nắm tình hình, công tác tham mưu nên tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội ở địa bàn một số xã tăng chưa được kiềm chế,...