image banner
Tân Hưng qua 02 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
Lượt xem: 9

Bạo lực gia đình luôn là vấn đề nhức nhối được xã hội quan tâm. Hành vi bạo lực gia đình có nhiều tác động tiêu cực nên việc phòng chống bạo lực gia đình là vấn đề cấp thiết, cần mọi người chung tay thực hiện nghiêm ngặt hơn để bảo vệ quyền lợi của chính mình và người thân.

Trong những năm gần đây, tình trạng bạo lực gia đình ở huyện Tân Hưng  đã giảm đáng kể. Kết quả này có được là do huyện Tân Hưng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, thực hiện nhiều mô hình, phong trào và nhất là đẩy mạnh thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước trong triển khai thực hiện Luật số 13/2022/QH15 của Quốc hội về Phòng, chống bạo lực gia đình, Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01/11/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình…

Qua 02 năm triển khai thực hiện Luật số 13/2022/QH15 của Quốc hội về Phòng, chống bạo lực gia đình, các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An về công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, UBND huyện Tân Hưng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 1778/QĐ-UBND ngày 15/6/2023 về việc thành lập Ban Chỉ đạo Công tác gia đình huyện và Tổ giúp việc nhằm kiện toàn các thành viên Ban Chỉ đạo để thực hiện hiệu quả các hoạt động về công tác gia đình trong thời gian tới. Các ngành thành viên Ban Chỉ đạo huyện, UBND các xã, thị trấn trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của UBND huyện đã kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác gia đình các xã, thị trấn; đồng thời tổ chức triển khai đến cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên thực hiện các nhiệm vụ công tác gia đình gắn với các nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương. Các cơ quan, đơn vị cũng đã phát huy tốt vai trò của người đứng đầu trong triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình. 100% cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện thực hiện tốt công tác phòng, chống bạo lực gia đình và không để xảy ra các trường hợp bạo lực gia đình. Trong 02 năm 2023-2024, các cơ quan, địa phương đã tổ chức 15 lớp tập huấn công tác gia đình, lồng ghép nội dung về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cho các đối tượng là thành viên Ban Chỉ đạo công tác gia đình huyện, xã, thị trấn, cộng tác viên dân số, Ban ấp, khu phố đồng thời cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn do tỉnh tổ chức nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ thực hiện công tác gia đình tại địa phương, cơ quan, đơn vị.

Ngoài ra, UBND huyện còn phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, cụ thể như: chỉ đạo Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin phối hợp với các cơ quan, địa phương, đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền các văn bản có liên quan về công tác gia đình như: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15 của Quốc hội; Nghị định số 76/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình… Hàng năm, UBND huyện tổ chức Họp mặt “Gia đình văn hóa tiêu biểu” nhằm tuyên dương các hộ gia đình văn hóa tiêu biểu hàng năm, tạo điều kiện để các gia đình giao lưu, trao đổi trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ.

Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào các chương trình bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới và phòng, chống tệ nạn xã hội. Hàng năm, phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức Lễ phát động tháng hành động vì trẻ em, khai mạc hè và diễn trẻ em năm 2024 với chủ đề “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em”, qua đó trao quà cho 125 trẻ em vượt khó học giỏi: Tặng 30 suất học bổng, 50 phần quà, 15 xe đạp, 50 bộ dụng cụ học tập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em gặp khó khăn đột xuất, trẻ em bị ảnh hưởng thiên tai và dịch bệnh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Tân Hưng với kinh phí tổ chức là: 185,500,000 đồng.

Chỉ đạo phòng Tư pháp hướng dẫn công chức Tư pháp cấp xã chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể ở địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình  cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn. Đến nay, toàn huyện có 54 Tổ hòa giải, với 323 hòa giải viên.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ “Sáng tạo trẻ” nhằm tuyên truyền mỗi thành viên phải “xung kích”, đi đầu thực hiện sau đó vận động đoàn viên, hội viên, thanh thiếu nhi trên địa bàn huyện tham gia để ngày càng có nhiều gia đình trẻ tiêu biểu. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ Đoàn, Hội, đoàn viên, thanh niên nội dung về bình đẳng giới và phòng, chống bao lực gia đình. Tiếp tục duy trì hoạt động CLB “tình nguyện vì cộng đồng” tại các Chi đoàn trực thuộc nhằm đưa công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình đến với đoàn viên, thanh niên, chú trọng việc biểu dương, nhân rộng mô hình gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến trong hoạt động công tác gia đình.

Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đẩy mạnh tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các văn bản có liên quan đến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, lồng ghép tuyên truyền các kỹ năng xây dựng gia đình văn minh, ấm no, hạnh phúc, phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống tệ nạn xã hội từ gia đình, phòng, chống xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em gái tại các buổi sinh hoạt định kỳ của các cấp Hội với 122 buổi, có hơn 3.000 lượt người tham dự. Tiếp tục duy trì các mô hình như: CLB gia đình hạnh phúc, CLB gia đình không sinh con thứ 3, CLB gia đình 5 không 3 sạch, CLB gia đình không có bạo lực, CLB mô hình gia đình không có trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học,…

Liên đoàn Lao động huyện triển khai thực hiện có hiệu quả công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, lồng ghép với công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em; kịp thời phổ biến các văn bản về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình đến các cấp Công đoàn và người lao động. Các cấp Công đoàn tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, CNVCLĐ nhằm động viên, giúp đoàn viên có cuộc sống ổn định, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc. Trong 02 năm (2023-2024) tặng 06 căn nhà “Mái ấm công đoàn” cho 06 công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, với số tiền hỗ trợ 300.000.000 đồng.

Trên cơ sở hướng dẫn của Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin, UBND các xã, thị trấn kịp thời củng cố, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo công tác gia đình, Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, nhóm phòng, chống bạo lực gia đình và địa chỉ tin cậy ở cộng đồng. Hiện nay, toàn huyện có 59 Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, 84 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, 70 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, 38 số đường dây nóng. Việc xây dựng, nhân rộng và duy trì hiệu quả hoạt động của các Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, nhóm phòng, chống bạo lực gia đình đã góp phần thực hiện tốt công tác hoà giải, tích cực trong việc ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình. Hàng năm, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, UBND các xã, thị trấn quan tâm củng cố, kiện toàn Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ, trong đó chú ý lựa chọn những người có uy tín tại địa phương tham gia Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ. UBND xã, thị trấn tổ chức họp triển khai cho thành viên Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững các nội dung, kế hoạch công tác phòng, chống bạo lực gia đình của địa phương; quan điểm Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình. Tạo điều kiện cho Ban Chủ nhiệm các câu lạc bộ tham gia các lớp tập huấn do huyện, tỉnh tổ chức để có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền. Không chỉ duy trì tốt hoạt động của các Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, UBND các xã, thị trấn còn triển khai thực hiện Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng thông qua hình thức cung cấp số điện thoại của Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ các ấp, khu phố cho các thành viên câu lạc bộ và người dân ở ấp. Thông qua Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng giúp Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững nắm bắt kịp thời các trường hợp mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình trên địa bàn. Từ đó, Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ phối hợp tốt với Ban ấp, các Chi hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh của ấp đến hòa giải, để các cá nhân có mâu thuẫn nhận thức được đúng sai và xóa bỏ mâu thuẫn, hàn gắn yêu thương. Nếu các vụ việc mâu thuẫn lớn, Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ sẽ báo cáo đến ngành chức năng của xã để can thiệp giải quyết, góp phần hạn chế xảy ra các vụ việc bạo lực gia đình nghiêm trọng. Kết quả, trong 02 năm (2023 - 2024), trên địa bàn huyện Tân Hưng không xảy ra trường hợp bạo lực gia đình.

Công tác phòng, chống bạo lực gia đình luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở; sự nhiệt tình, trách nhiệm của các thành viên trong Ban Chỉ đạo công tác gia đình huyện và nhất là sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Việc triển khai các kế hoạch, chương trình, đề án đã góp phần tích cực tạo sự lan tỏa, gắn kết trong cộng đồng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân hiểu về tầm quan trọng, ý nghĩa sâu sắc của những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi ứng xử trong gia đình, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững, hạn chế tình trạng bạo lực gia đình.

Hà Phương
THÔNG BÁO
 
BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
THƯ VIỆN ẢNH